Nghề nhà hàng – Học tập và làm việc

Tôi có thể giới thiệu cho Ông/Bà về thực đơn hôm nay của chúng tôi được không? Ông có muốn dùng thêm chút nước không ạ? Loại rượu này có vừa miệng Bà không ạ?“ Trung thành với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, bạn sẽ có nhiệm vụ chăm lo cho sự thoải mái của các thực khách.

Là một nhân viên nhà hàng, bạn có nhiệm vụ tư vấn thực khách trong việc lựa chọn đồ ăn và thức uống, xếp và trang trí bàn ăn, nhận order của khách, phục vụ bữa ăn cũng như xuất hoá đơn.

Thêm vào đó, bạn còn có nhiệm vụ tổ chức các buổi sự kiện tại nhà hàng, thiết kế thực đơn và sẽ được học các ứng xử khi nhận được những phản hồi tiêu cực của khách hàng.

Bạn có thể làm việc ở đâu?

Sau chương trình đào tạo, bạn có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, quán cafe hay trên những chuyến tàu du lịch.

Michelin-Starred Restaurants in Milan 2019

Điều kiện để học nghề nhà hàng

– Hoà đồng vui vẻ, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng (ví dụ như giao tiếp với thực khách, tiếp nhận đặt món hay tư vấn dựa trên mong muốn của khách hàng)

– Đa kỹ năng và có khả năng tính toán tốt

– Có trí nhớ tốt và có kỹ năng tổ chức

– Có sức khoẻ tốt (vì phải thường xuyên đứng và đi lại)

– Nên học tốt các môn như Toán, Tiếng Đức và tiếng Anh

Thu nhập trong khi học nghề nhà hàng như nào?

Theo quy định, trong thời gian đào tạo nghề, học viên sẽ được nhận một khoản trợ cấp từ doanh nghiệp/nhà hàng mà học viên học thực hành. Mức trợ cấp trong ngành nhà hàng sẽ tăng theo từng năm. Trung bình như sau:

– Năm 1: 750 – 850€/tháng

– Năm 2:  850 – 1000€/tháng

– Năm 3: 950 – 1.100€/tháng

Thu nhập sau khi tốt nghiệp của nghề nhà hàng như nào?

Mức lương của nghề nhà hàng phụ thuộc vào từng lĩnh vực, kinh nghiệm và nơi làm việc, đôi khi còn phụ thuộc vào cả giới tính. Với những người mới tốt nghiệp, mức lương dao động 2200 – 2600€/tháng

Chương trình đào tạo nghề nhà hàng diễn ra như nào?

Chương trình đào tạo nghề nhà hàng sẽ diễn ra tại trường dạy nghề chuyên nghiệp, và được bổ sung thông qua những giai đoạn thực hành tại một nhà hàng. Tại trường dạy nghề, học viên sẽ học những kiến thức nền tảng, và trong quá trình học thực hành, học viên sẽ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Sau năm 1, học viên sẽ tham dự một kỳ thi giữa kỳ. Kết thúc chương trình đào tạo, học viên sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp của chính quyền bang. Kỳ thi bao gồm 2 phần: thi lý thuyết (hình thức thi viết); thi thực hành (phục vụ trong nhà hàng). Chỉ khi thi đỗ kỳ thi này, học viên mới được cấp chứng chỉ hành nghề để trở thành nhân viên nhà hàng thực sự.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên cũng có vô vàn cơ hội đào tạo chuyên sâu, ví dụ như Đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực nhà hàng. Hoặc nếu kết quả tốt, học viên hoàn toàn có thể theo học đại học ngành khoa học thực phẩm hoặc quản lý nhà hàng-khách sạn.

Học viên hoàn toàn có thể theo học đại học ngành khoa học thực phẩm hoặc quản lý nhà hàng-khách sạn.

Một ngày của Restaurantfachkraft

Dưới đây là chia sẻ thực tế một ngày làm việc của một Restaurantfachkraft:

🕙 10:00 – 11:30: Trang trí vườn và dọn dẹp quầy hàng

Hằng sáng, việc đầu tiên mà tôi làm là trang trí vường bia khi thời tiết đẹp. Tôi phải dựng ô, dọn bàn, trải khăn trải bàn mới và đặt các gạt tàn thuốc lá ngay ngắn lên trên. Sau đó thì tôi vào trong cừa hàng và kiểm tra các đồ tại quầy: Nếu trong tủ lạnh thiếu cái gì, tôi phải cho vào danh sách mua đồ để chuẩn bị. Tiếp theo đó thì chuẩn bị dụng cụ máy móc pha cà phê, rồi cập nhật món ăn phục vụ chính của ngày hôm đó và ghi lên bảng trước quán và cho vào menu của quán. Sau đó thì tôi sẽ có 30 phút nghỉ ngơi trước khi bắt đầu làm việc.

🕦 11:30 – 12:30: Dọn bàn và trả lời điện thoại

Sau khi dọn dẹp xong xuôi ngoài vườn, tôi tiến hành dọn dẹp trong nhà hàng. Trước tiên phải rửa lại chén bát, trải khăn trải bàn mới và trang trí bàn với một vài ngọn nến nhỏ. Thông thường vào tầm giờ này sẽ có nhiều người gọi điện đặt bàn, và nhiệm vụ của tôi là trả lời, lấy thông tin và ghi vào lịch. Đôi khi cũng có những người gọi điện đặt món mang đi hay muốn mua phiếu ăn tại nhà hàng.

🕧 12:30 – 15:30: Phục vụ khách ngoài vườn

Đa số các vị khách dùng bữa ban ngày đều muốn ngồi ngoài trời. Tôi có nhiệm vụ đón tiếp khách, mang thực đơn và nhận đặt món. Tôi sẽ lưu lại các món ăn đặt đó vào hoá đơn rồi phụ vụ nước uống đầu tiên. Ngay ghi món ăn được hoàn thiện, tôi sẽ mang các món ăn đó ra cho khách. Đôi khi sẽ có những khách hỏi về thành phần của món ăn, để chắc rằng họ không bị dị ứng, vậy nên tôi phải nhớ rõ về các món ăn đó như thể tôi là người nấu vậy. Sau khi khách ăn xong, tôi mang hoá đơn ra cho họ.

🕞 15:30 là tôi hết ca, tôi về nhà nghỉ ngơi và quay lại nhà hàng lúc 17:30.

🕠 17:30 – 20:30: Chuẩn bị không gian cho các bữa tiệc, chuẩn bị rượu và phụ vụ khách

Đa phần vào buổi tối sẽ là lúc các vị khách đến dùng những bữa tối ấm cúng bên trong nhà hàng. Có những khách sẽ đặt bàn để tổ chức bữa liên hoan. Khi đó tôi có nhiệm vụ trang trí bàn, cắm hoa và chuẩn bị khăn giấy, cũng như chuẩn bị rượu. Nếu các thùng rượu trong kho mà hết, tôi phải xếp thùng mới vào. Tôi cũng kiểm tra nhanh xem có gì còn thiếu và ghi tiếp vào danh sách, để mai sếp của tôi còn đi mua.

🕣 20:30 – 21:30: Pha chế đồ uống tại quầy

Vào giờ này, tôi đến ca trực tại quầy đồ uống. Tôi có nhiệm vụ phá chế nước ép, đổ rượu vào bình chứa hay đôi khi là pha chế cà phê. Đôi khi cũng phải pha chế các đồ uống phức tạp hơn như Cocktails chẳng hạn. Sau khi phá chế, tôi gom các cốc ly vào máy rửa bát. Nếu quán đông quá, tôi sẽ giúp các đồng nghiệp khác như là mang đồ uoongs cho khách chẳng hạn.

🕤 21:30 – 22:00: Quyết toán trong ngày, dọn dẹp và đóng cửa hàng

Tôi dọn dẹp các bàn ngoài sân, gập ô rồi khoá các bàn ghế bằng một cái khoá dài. Sau đó tôi in tất cả hoá đơn mà tôi đã phục vụ ngày hôm nay, tiền phục vụ tôi cũng cất trong ngăn kéo cửa hàng. Tiền thừa còn lại là tiền Tipp của tôi. Trong cửa hàng thì tôi thu dọn các khăn trải bàn bẩn rồi đem giặt. Tại quầy đồ uống tôi tiến hành dọn dẹp máy pha chế, rồi mang rác ra ngoài. Xong xuôi hết thì tôi tắt đèn rồi khoá cửa hàng.

Bài viết liên quan